Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Tu đúng cách

tức là tu tập xả tâm; xả tâm đúng cách tức là phải khéo léo thiện xảo. Tu tập đúng cách là không bao giờ ức chế tâm, là phải biết pháp nào tu trước pháp nào tu sau. Trong pháp Tam Vô Lậu Học thì giới luật phải tu trước, phải sống đúng giới luật không có vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào rồi mới tu tập thiền định.

Sau khi nhập xong Tứ Thiền thì mới bắt đầu tu trí tuệ. Tu tập Tứ Thánh Định thì phải tu tập Sơ Thiền trước tiên, sau khi Sơ Thiền được sung mãn thì mới tu tập Nhị Thiền, sau khi Nhị Thiền được sung mãn thì mới tu tập Tam Thiền, sau khi Tam Thiền được sung mãn thì mới tu tập Tứ Thiền.

Người tu sĩ đạo Phật giới luật chưa nghiêm trì mà tu thiền định thì chẳng bao giờ có thiền định được. Đó là những người tu không đúng cách. .Tu đúng căn cơ, đặc tướng (ĐườngVề.6) khi tu hành chúng ta phải biết căn cơ của mình. Căn cơ thể hiện qua nhân tướng và hành tướng. Ví dụ: Hành tướng ngoại tự nhiên của mình là đi chậm, thì khi tu tập phải theo hành tướng đi chậm mà tu, không được đi nhanh, cũng không đi quá chậm.

Khi hành tướng tự nhiên của mình đi nhanh thì khi tu tập không được đi chậm hoặc quá chậm hoặc quá nhanh, phải đi với tướng tự nhiên của mình. Hành tướng nội tự nhiên của mình hơi thở chậm thì nên khi tu tập nên theo hơi thở chậm; nếu hành tướng tự nhiên hơi thở nhanh thì khi tu tập nên theo hơi thở nhanh, không nên hơi thở chậm mà khi tu tập thì lại thở nhanh cũng như hơi thở nhanh mà khi tu tập thì lại thở chậm, tu như vậy không tự nhiên.

Không tự nhiên thì có sự ức chế mà có sự ức chế thì có chướng ngại pháp, là tu sai pháp Phật, tu sai pháp Phật, tức là tu theo pháp môn của ngoại đạo. Nhân tướnglà hình dáng của cơ thể, có người có nhân tướng cao, nhưng cũng có người có nhân tướng thấp, người đẹp, người xấu, người trắng, người đen, người mập người ốm, người mặt dài, mặt ngắn, mặt vuông, mặt chữ điền, mặt bầu, mặt tròn.

. Người tu theo đạo Phật không nên ước có nhân tướng đẹp mà tu tập. Mục đích của đạo Phật là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ chứ không phải tướng tốt. Dưới đôi mắt của Phật thì nhân tướng của con người chỉ là tứ đại duyên hợp, bất tịnh uế trược không có đáng cho chúng ta quan tâm, nhưng trong khi tu tập chúng ta biết sử dụng nhân tướng để tu tập.

Chúng ta phải tu tập vừa phải, chứ không bắt ép nó tu tập nhiều, không được khổ hạnh ép xác, mà cũng không được lợi dưỡng phá giới luật. Ngày ngày tu tập phải tùy theo đặc tướng của mình mà thực hiện cho đúng pháp thì có kết quả lợi ích rất lớn.

Gợi ý